Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam bao gồm các hoạt động như múa lân, đốt pháo hoa, rước đèn lồng, trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh Trung Thu, trà, rượu và trái cây. Gia đình cùng nhau sum họp, quây quần bên nhau bày cỗ và phá cỗ. Dưới đây là 8 hoạt động ý nghĩa trong dịp Tết Trung thu mà bạn không nên bỏ lỡ.
1. Rước đèn
“Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”, lời hát vang vọng từ tuổi thơ mỗi người dân Việt và trở thành một phần ký ức không thể thiếu. Tuổi thơ có ai không háo hức cầm những chiếc đèn ông sao sắc màu, rong ruổi khắp ngõ xóm và ca vang bài hát Tết Trung thu? Rước đèn Trung thu là hình ảnh Tết Trung thu quen thuộc và là phong tục còn lưu giữ đến hiện tại.
2. Bày mâm cỗ trung thu
Mâm cỗ Trung thu thường có trọng tâm là con chó làm từ tép bưởi và mắt đậu đen. Xung quanh có bày hoa quả và các loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc bánh chay hình lợn mẹ với đàn lợn con. Hạt bưởi được xiên vào dây thép, phơi khô và đốt sáng đêm Trung Thu. Các loại quả đặc trưng như chuối, cốm, quả thị, hồng đỏ và na dai cùng bưởi không thể thiếu. Khi trăng lên, mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị Tết Trung thu. Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, nơi trẻ em tin rằng hình chú Cuội ngồi gốc cây đa có thể nhìn thấy trên Mặt Trăng.
3. Làm đồ chơi trẻ em
Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là những đồ chơi Trung thu phổ biến, được trẻ em rất thích thú. Để tạo sự gắn kết trong gia đình trong dịp lễ ý nghĩa này, ba mẹ có thể cùng bé tham gia vào việc làm lồng đèn giấy thay vì mua sẵn các lồng đèn chạy pin tự động. Việc làm lồng đèn bằng giấy tuy đơn giản nhưng có thể giúp bé phát triển sự sáng tạo, khéo léo. Ba mẹ có thể tìm kiếm những mẫu lồng đèn giấy đơn giản và cùng bé thực hiện.
Bên cạnh làm lồng đèn, rước đèn ông sao là một hoạt động luôn được trẻ em háo hức và yêu thích. Ánh sáng từ những chiếc đèn lồng và đèn ông sao sẽ tạo nên một không gian mộng mơ và kỳ diệu trên bầu trời đêm, tạo nên một cuộc diễu hành vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc và lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ trong tuổi thơ.
4. Làm bánh trung thu
Dường như hương vị Tết Trung thu được gói gọn trong những chiếc bánh Trung thu. Cách làm bánh Trung thu khá đơn giản nên người dân thường tự làm bánh Trung thu tại nhà, sử dụng các nguyên liệu truyền thống như gạo nếp, đậu xanh, dừa, hạt sen, mè, mứt trái cây… Bánh được trang trí bằng các khuôn đặc biệt để tạo nên hình dạng đẹp mắt như tròn, vuông với hai loại là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh Trung thu không chỉ là món ăn ngon mà còn mang ý nghĩa gửi gắm sự sum vầy, đoàn kết và tình yêu thương gia đình trong mùa Trung thu.
5. Phá cỗ đêm rằm trung thu
Tết Trung Thu không thể thiếu hoạt động phá cỗ đêm rằm, là một phần quan trọng của ngày hội truyền thống này. Sau khi đã cúng mâm cỗ Trung Thu để tưởng nhớ tổ tiên và bày tỏ lòng biết ơn đất trời, mọi người sẽ tụ tập lại và tổ chức hoạt động “phá cỗ”.
“Phá cỗ” đơn giản là hoạt động thưởng thức bánh trung thu, bánh nướng, bánh dẻo hoặc sử dụng các món ăn trên mâm cỗ sau khi đã được cúng và cầu nguyện. Hoạt động này có ý nghĩa xua đuổi điều xấu và đón nhận sự may mắn và thịnh vượng trong tương lai.
6. Xem hội múa lân sư rồng
Múa lân và múa rồng là những hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Tết Trung Thu truyền thống. Âm thanh tiếng trống vang vọng cùng tiếng hò reo của các em nhỏ và người lớn giúp lan tỏa niềm vui và kết nối các thành viên trong gia đình.
Múa lân trong lễ Trung Thu có mục đích cầu mong sự phước lành, bình an và may mắn cho mọi gia đình. Đội múa lân thường bao gồm ông Địa và ba con thú: lân, sư, rồng, họ đều khoác lên mình những bộ trang phục sặc sỡ, kết hợp với âm nhạc sôi động cùng tiếng trống vang vọng, tạo ra những màn trình diễn đầy thú vị và ấn tượng cho bé trong những dịp Trung Thu.
7. Tặng quà cho nhau dịp trung thu
Trong ngày Trung thu, người dân Việt Nam thường tặng quà và dành tặng những lời chúc Trung thu tốt đẹp cho nhau. Mọi người thường chuẩn bị những món quà như bánh Trung thu, kẹo, đèn lồng, hoa quả để biếu cho gia đình, bạn bè, người thân và những người thân thiết để thể hiện lòng tri ân, tình cảm yêu thương và sự chia sẻ trong ngày lễ đặc biệt này. Nhận được những món quà Trung thu mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, tạo nên không khí đoàn viên và ấm áp trong gia đình và cộng đồng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tặng cho người thân yêu hay đồng nghiệp những chai Rượu Mơ Núi Tản thơm ngon, ngọt ngào như Mơ Mật Ong, Mơ Sâm, Núi Tản Brandy Premium. Thưởng thức hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của Mơ Núi Tản trong mâm cơm ngày Rằm chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ cho bạn cùng người thân.