Người ta nói miếng trầu là đầu câu chuyện, còn đối với những “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu là đầu cuộc vui. Chính vì thế, cách thưởng thức rượu sao cho đúng luôn là một câu hỏi được đặt ra trên các bàn nhậu. Vậy không biết là rượu Tây và rượu Ta thưởng thức khác nhau như nào? Cùng Núi Tản tìm hiểu bài viết dưới đây để bản thân trở thành một người “sành điệu” khi thưởng thức thức uống xã giao này nhé!

Trước tiên, ta hãy cùng tìm hiểu xem người “sành điệu” thưởng thức rượu Tây như nào? Đối với rượu Tây, cách thưởng thức rượu đúng là phải trải qua trình tự của 5 giác quan như sau: nghe tiếng rượu rót vào cốc; nhìn màu sắc và độ trong của rượu; ngửi hương vị tỏa ra của rượu sóng sánh trong cốc; nếm hương vị thơm ngon đọng trong khoang miệng và cuối cùng là cảm nhận nồng độ, mùi hương của rượu. Vậy để trải nghiệm trọn vẹn những xúc cảm ấy, ta phải trải qua bước sau:

  1. Khi chọn rượu và món ăn ở nhà hàng nên lưu ý chọn loại rượu phù hợp với món ăn để bạn có thể thưởng thức trọn vẹn sự hòa quyện giữa đồ ăn và thức uống.

– Rượu chát đỏ: uống buổi tối thường là rượu nguyên chất không pha, đôi khi hơi chát, được dùng cho những bữa tiệc thịnh soạn hoặc với những thức ăn như thịt bò, thịt heo, thịt rừng, vịt, ngỗng và mì xào.

– Rượu chát trắng: nhẹ hơn và có vị thơm, có thể dùng nguyên chất, vị chát hoặc ngọt và rất thơm. Nên dùng rượu chát màu trắng với các loại thức ăn như: gà ta, gà tây, cá, tôm cua sò, thịt jambon và thịt bê.

– Rượu hồng: nhạt hơn rượu đỏ, có thể dùng nguyên chất hoặc được pha ngọt. Những rượu này dùng với jambon, gà nướng, tôm sò cua, thức ăn nhanh và những món ăn buffet.

– Rượu khai vị: dùng như rượu cocktail hoặc dùng trước bữa ăn để làm tăng thêm sự ngon miệng. Rượu cocktail nhẹ thường được làm từ trái cây.

– Rượu tráng miệng: dùng sau bữa ăn là mạnh hơn và ngọt hơn rượu dùng trong bữa chính. Có thể chỉ dùng rượu này không hoặc dùng thêm với trái cây, bánh nướng, phô-mai tráng miệng, bánh cake hoặc bánh quy.

  1. Không nên xức nước hoa hoặc dầu thơm có mùi quá nồng. Không nên dùng rượu với các món ăn đậm hương vị như cà ri và không nên hút thuốc. Cả 2 thứ này sẽ hạn chế mùi thơm và vị ngon của rượu.
  2. Trước khi uống, hãy mở chai rượu, để một lúc để rượu “dậy” mùi và làm tăng thêm hương vị của rượu. Thời gian mở rượu trước khi uống phụ thuộc vào loại rượu và độ lâu năm của rượu. 

Lưu ý không bao giờ rót rượu cho khách ngay sau khi mở. Nhiệm vụ của chủ nhà là kín đáo kiểm tra xem rượu có ngon và đảm bảo chất lượng hay không bằng cách rót một ít rượu ra ly, lắc nhẹ, ngửi mùi và nếm thử. 

  1. Nếu việc thưởng thức rượu đòi hỏi sự cầu kỳ và tinh tế, thì cách rót rượu cũng cần phải theo đúng quy định riêng của nó. Tuy nhiên những nguyên tắc rót rượu lại rất đơn giản và dễ nhớ. Trong thế giới của rượu, có những loại rượu có bọt và rượu không có bọt. Nếu là loại rượu có bọt, hãy khéo léo rót rượu vào thành ly để giữ lại những bong bóng rượu quý giá. Nếu rượu của bạn là loại không bọt, hãy rót rượu vào giữa ly để hương thơm ngấm vào ly rượu và tỏa lên trên.
  2. Không nên rót rượu quá 2/3 ly hay thậm chí là ½ ly trong một số trường hợp. Nếu bạn muốn thử nhiều loại rượu trong bữa ăn thì chỉ nên rót ít hơn ½ ly. Tất nhiên còn tùy thuộc vào hình thức của buổi tiệc.
  3. Ly uống rượu rất quan trọng với việc thưởng thức rượu. Đối với rượu vang đỏ nên chọn ly lớn, loại ly hẹp miệng thích hợp với rượu cognac hoặc brandy. Ly uống rượu vang trắng nên mỏng và hẹp miệng hơn, có hình hoa tulip phù hợp với nét cổ điển vốn có của loại rượu này. Để uống rượu champagne hoặc rượu tráng miệng, người ta thường chọn loại ly hình hoa tulip thon dài.
  4. Khi uống rượu, hãy nhớ chỉ cầm ở phần chân cốc. Những người sành rượu sẽ không bao giờ cầm hết phần thân cốc, vì như vậy tay của bạn sẽ làm nóng rượu và thay đổi hương vị.
  5. Đừng quên lắc nhẹ cốc và ngửi mùi rượu trước khi từ từ thưởng thức. Rượu là một thức uống tinh tế, vì vậy đừng uống như thể bạn đang uống soda. Hãy nhấp từng hớp rượu nhỏ để cảm nhận hết những hương vị của thức uống sang trọng này.

Người nước ngoài coi uống rượu là một lễ nghi xã giao rất trang trọng. Vì thế, họ chú trọng đến lễ tiết, cách chúc rượu với người bề trên, bạn bè.

Thế còn đối với văn hóa uống rượu của người Việt Nam thì sẽ như nào? Người Việt không có nhiều nguyên tắc như người nước ngoài nói chung. Người Việt trong văn hóa uống rượu không chú trọng về lễ tiết mà chỉ muốn có một cuộc vui trọn vẹn không câu nệ. Đặc biệt đối với “chiến hữu” trên bàn rượu, họ thường không nói nhiều cũng không có các câu chúc hoa mỹ chỉ dùng 1 từ “Zôôô!” thay cho lời chào lâu ngày không gặp, lời chúc sức khỏe, lời động viên, lời chia vui, thể hiện tình bạn thắm thiết, thấu hiểu lẫn nhau.

Vì Việt Nam là dân tộc có truyền thống uống rượu từ lâu đời nên văn hóa uống rượu cũng có sự khác biệt trong từng tầng lớp. Người nông dân có thói quen uống rượu trong bữa ăn hay các cuộc vui gặp gỡ bạn bè. Còn giới doanh nhân thì mời rượu nhau trong những buổi giao tiếp gặp gỡ đối tác theo tục lệ “uống rượu là đầu câu chuyện” làm tiền đề cho buổi xã giao. Đặc biệt, uống rượu cũng là một cách để giới trí thức lấy cảm hứng sáng tác, bàn luận văn chương, thơ ca, khoa học.

Có thể nói, cách thưởng thức rượu Tây nhiều quy tắc bao nhiêu thì cách thưởng thức rượu Việt lại đơn giản bấy nhiêu. Cho nên, nếu muốn chinh phục thức uống xã giao này, bạn cần hiểu rõ văn hóa và cách thưởng thức của từng loại rượu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *