Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa ẩm thực đa dạng và độc đáo. Vì thế, mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng khác nhau và món ăn ngày tết cũng vậy. Hãy cùng Mơ Núi Tản đi dạo một vòng ba miền Bắc – Trung – Nam và khám phá những món ăn đặc trưng ngày Tết của 3 vùng đất này bạn nhé!

Món ăn truyền thống ngày Tết miền Bắc

Người ta hay đùa vui rằng “ăn Bắc mặc Nam”, bởi vì những món ăn ở miền Bắc khá phong phú và đa dạng. Mỗi món ăn sẽ có những nét độc đáo riêng, nhất là món ăn ngày tết. 

Bánh chưng 

Đây chắc hẳn là món ăn quen thuộc của hầu hết mọi nhà. Đối với những người dân miền Bắc, bánh chưng tượng trưng cho lòng biết ơn đối với trời đất vì đã giúp đỡ con người khi cho mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.

Giò thủ

Hay còn được gọi là giò xào. Món ăn này được làm từ phần thịt đầu của con lợn. Phần thịt này được nêm nếm với một số gia vị và xào lên, sau đó được gói trong lá và nén chặt. Món này dùng để nhâm nhi trong ngày tết là “hết bài”. 

Thịt đông

Đặc trưng của món này đó là phần nước nấu thịt sẽ hơi đông lại và thường được để lạnh trước khi ăn. Thịt đông ăn kèm với một bát cơm trắng nóng hổi trong tiết trời se lạnh mùa xuân là niềm hạnh phúc của người dân miền Bắc. 

Dưa món 

Nhắc đến món ăn ngày tết của người miền Bắc, không thể không nhắc đến dưa món. Món này thực chất được làm từ các loại củ như: củ cải, cà rốt, su hào, dưa chuột… được muối chua. Đây là món ăn kèm phổ biến trong ngày tết.

Miến măng gà 

Nếu bạn đã quá chán với thịt gà luộc thì miến măng gà sẽ là “cứu cánh” cho số thịt gà đó. Món ăn này đặc trưng bởi sợi miến dai dai, nước súp ngọt thanh do làm từ nước luộc gà và phần thịt gà cũng trở nên ngon miệng hơn do được nêm nếm và nấu trong nhiều giờ. 

Nem rán 

Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa lớp vỏ giòn rụm có màu vàng óng ả và lớp nhân có vị ngọt tự nhiên từ tôm, thịt hòa quyện cùng rau củ. Nếu đã từng ăn thử nem rán ngày tết, chắc hẳn bạn sẽ không quên được món ăn này. 

Món ăn ngon ngày Tết miền Nam

Tết là một ngày lễ cổ truyền của Việt Nam. Cho nên chắc chắn không thể thiếu các món ăn ngày tết. Không chỉ miền Bắc mà ở miền Nam cũng có những món ngon đặc trưng.

Bánh Tét 

Nếu đặc trưng của miền Bắc là bánh chưng thì đặc trưng của miền Nam chính là bánh tét. Loại bánh này được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo. Điểm khiến loại bánh này khác biệt đó là nó được gói dạng hình trụ chứ không phải hình vuông như bánh chưng. 

Thịt kho tàu 

Trong số những món ăn ngày tết của miền Nam, thịt kho tàu chắc chắn là món không thể thiếu. Món này làm từ thịt heo và trứng, được kho lên. Điểm đặc biệt của món này là được kho ngập nước và sẽ có vị ngọt thanh từ nước dừa. 

Canh khổ qua 

Trong quan niệm của người miền Nam, ý nghĩa của món canh khổ qua ngày Tết đó là muốn cái “khổ” trong năm cũ sẽ “qua” và năm mới có những điều may mắn, tốt đẹp. Món ăn này vừa có ý nghĩa về mặt tinh thần, vừa tốt cho sức khỏe. 

Củ cải ngâm mắm

Nếu các món ăn ngày tết đã khiến bạn quá chán ngán thì giải pháp cho bạn đó là món củ cải ngâm mắm. Món ăn này có vị chua, ngọt và mặn khá bắt miệng sẽ không khiến bạn thất vọng khi nếm thử. Bật mí là em nó cũng giải ngấy rất hiệu quả nếu bạn cảm thấy đồ ăn ngày Tết quá dầu mỡ.

Lạp xưởng 

Lạp xưởng được làm từ thịt và mỡ heo, hòa quyện với nhau theo một tỷ lệ hợp lý. Sau đó được tẩm ướp và đem đi sấy khô. Món ăn này rất được ưa thích ở miền Nam vì vừa dễ bảo quản, vừa thích hợp làm món ăn nhanh trong ngày tết. 

Mứt dừa, mứt gừng

Một nét khá đặc biệt ở miền Nam đó là ngày tết nếu có khách đến nhà, gia chủ thường sẽ tiếp đãi bằng các loại mứt khô, đặc biệt là mứt dừa và mứt gừng. Món này sẽ dùng dừa, gừng tươi tẩm ướp với đường sau đó đem đi sấy khô. Trong ngày Tết, mứt dừa, mứt gừng sẽ là những món ăn vặt siêu “dính” đấy, bạn thử chưa? 

Món ăn ngon ngày Tết miền Trung

Nhắc đến miền Trung, người ta sẽ nghĩ ngay đến các món ăn thiên đặc sắc và có phần “lạ miệng”. Không những thế, các món ăn ngày tết của miền Trung cũng mang nét đặc trưng riêng. 

Bánh Tét 

Bánh tét của miền Trung cũng chính là bánh tét của miền Nam – một món ăn không thể thiếu trong ngày tết. Điểm độc đáo của món này là một số nơi của miền Trung, thay vì gói nhân mặn như thường lệ, người ta thay bằng nhân chuối để đổi khẩu vị. 

Củ kiệu tôm khô 

Ở các vùng miền khác cũng có món củ kiệu, nhưng thường là củ kiệu hành. Tuy nhiên, ở miền Trung, người ta đã biến tấu cho khác đi thành củ kiệu tôm khô. Đây sẽ là món ăn ngày tết bạn không nên bỏ qua khi đến với miền Trung.

Mắm Gò Công 

Đây là món ăn được đặt tên theo một địa danh ở miền Trung đó là Gò Công, Tiền Giang. Nguyên liệu chính của món này chính là các loại cá như: cá cơm, cá nục hoặc cá trích. Mắm Gò Công thường được dùng làm món ăn kèm với bánh tráng, thịt luộc và rau sống, ngày Trung sum vầy ăn món này là “hết sẩy”. 

Khổ qua nhồi thịt 

Đây là một món canh thanh mát rất đặc trưng của miền Trung trong ngày tết. Để làm giảm độ đắng của khổ qua, người ta thường sẽ sơ chế vỏ khổ qua, bỏ ruột và nhét thịt vào. Khổ qua nhồi thịt là sự kết hợp hoàn hảo mà bạn nên thử. 

Khô nhái An Giang 

Nếu bạn đã quá quen thuộc với các loại cá khô và muốn trải nghiệm một món mới thì khô nhái An Giang sẽ là ứng cử viên sáng giá cho bạn. Món ăn này làm từ con nhái ở đồng, cho nên sẽ có mùi vị đặc trưng riêng. Đây cũng là món ăn ngày tết được khá nhiều gia đình Nam bộ ưa thích. 

Mứt chuối phồng 

Đây sẽ là loại tráng miệng ngọt không khiến bạn thất vọng. Mứt chuối phồng được làm từ chuối cau xay nhuyễn, sau đó tẩm ướp với gừng và mẻ, cuối cùng được đem xào. Món này sẽ có vị ngọt thanh và độ dẻo đặc biệt. Đây là món ăn vặt rất được ưa thích vào ngày tết. 

Có thể thấy, sau một năm làm việc vất vả, các gia đình đều cố gắng chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thật tươm tất. Bởi mâm cơm ngày Tết vừa là cơ hội để các thành viên quây quần bên nhau, vừa đại diện cho lời thỉnh cầu về một năm mới sung túc, đủ đầy. Và để cảm xúc thêm thăng hoa trong mỗi bữa cơm, các gia đình người Việt không quên chọn thêm các loại thức uống có cồn. Mơ Núi Tản giới thiệu đến bạn các sản phẩm như rượu Mơ Mật Ong, rượu Mơ Sâm, Brandy Premium,… 

Sử dụng 100% mơ tươi trồng tại trang trại dưới chân núi Tản Ba Vì. Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phát triển độc đáo kết hợp với phương pháp lên men tự nhiên, sử dụng mật ong và nước khoáng trong khoảng 12 – 18 tháng, là yếu tố quyết định tạo nên hương thơm đặc trưng cho rượu Mơ Núi Tản. Mùi hương của đất và nước, kết hợp với vị ngọt của mật ong và vị cay nồng của trái mơ xanh, tất cả hòa quyện tạo ra hương vị đậm đà, thơm ngon. Rượu Mơ Núi Tản không chỉ là thức uống độc đáo đánh thức vị giác, mà còn là “liều thuốc” làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện giấc ngủ cho người dùng trong dịp lễ, Tết. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *