Tết Đoan ngọ diễn ra vào mùng 5/5 Âm lịch hàng năm, là một ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Các phong tục phổ biến trong dịp này bao gồm ăn bánh tro, rượu nếp cái, trái cây, dâng hương tổ tiên, khảo cây, thả diều… Những hoạt động này nhằm diệt sâu bọ và cầu mong sức khỏe, bình an cho mọi người.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở mỗi vùng miền dâng lên tổ tiên thường bao gồm những lễ vật đặc trưng, tùy từng địa phương mà thành phần có sự khác biệt nhất định. Đa số mâm cúng vào ngày này là cỗ chay, ở một số địa phương cúng thêm thịt vịt. Tết Đoan Ngọ chính là dịp để người Việt giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa.

Vậy mâm cúng Tết Đoan Ngọ 3 miền Bắc – Trung – Nam có những gì, cùng Núi Tản khám phá trong bài viết dưới đây!

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Bắc

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Bắc thường bao gồm những món cơ bản như: Nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm.

Trong đó, cơm rượu nếp là món ăn đặc trưng không thể thiếu. Tương tự là bánh tro, được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Một số địa phương ở miền Bắc như Lào Cai thường có thêm bánh khúc trong mâm cúng Tết diệt sâu bọ. Đây là loại bánh đặc trưng của người Nùng, bánh có vỏ nếp dẻo thơm, nhân đỗ bùi bùi rất hấp dẫn.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Trung

Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường bao gồm những món đồ cơ bản giống như miền Bắc, như các loại trái cây, nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, hoa, vàng mã, và chè kê. Đặc biệt, chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một món ăn quen thuộc và đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế.

Không chỉ thế, trên mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường có thịt vịt. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 Âm lịch, thời tiết oi ả, nóng bức, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.

Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

Mỗi vùng miền sẽ ưa chuộng một hương vị đặc trưng riêng, vì thế các mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng sẽ có những khác biệt. 

Để giúp mâm cúng dâng lên gia tiên của bạn trong dịp Tết Đoan Ngọ thêm trọn vẹn, đủ đầy, Núi Tản giới thiệu đến bạn những chai rượu mơ có hương thơm tự nhiên và mùi vị tinh tế. Là sản phẩm mang tinh hoa văn hóa Việt, chúng tôi luôn chú trọng vào nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất, đảm bảo đem đến hương vị cuốn hút khó quên trong mỗi ngụm rượu của người thưởng thức. 

Với trang trại mơ được trồng dưới chân Núi Tản Ba Vì, chúng tôi chăm sóc mỗi quả mơ rừng trong môi trường lý tưởng, với không khí trong lành và đất đai màu mỡ. Sau khi thu hoạch, mơ được lên men tự nhiên, kết hợp với mật ong và đường. Qua các công đoạn lọc, chiết được thành phẩm Rượu Mơ Núi Tản. Để lên men một bồn rượu đạt tiêu chuẩn là khoảng thời gian dài từ 12-18 tháng, vì thế trong mỗi ngụm rượu Mơ Núi Tản, bạn sẽ cảm nhận được mùi hương của đất và nước, kết hợp với vị ngọt của mật ong và vị cay nồng của trái mơ xanh, tất cả hòa quyện tạo ra hương vị đậm đà, thơm ngon.

Tết Đoan Ngọ, hãy để rượu Mơ Núi Tản thay bạn dâng lên gia tiên những sản phẩm ẩn chứa tinh hoa Việt, văn hóa Việt để thay cho thành ý, lời cảm ơn vì những gì gia tiên đã để lại cho con cháu sau này. Bạn đã có Mơ Núi Tản chưa? Liên hệ với chúng tôi để được giao hàng ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *