Người Việt Nam có câu: 

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.


Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ lớn hàng năm của người Việt. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.Trong ngày này, không chỉ ở đất tổ Phú Thọ mà các hoạt động văn hóa, tâm linh còn được tổ chức ở khắp mọi nơi trên cả nước. Nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cúng vô cúng tươm tất để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng. Do vậy, câu hỏi “Giỗ tổ Hùng Vương cúng gì?” luôn được nhiều người quan tâm. Núi Tản sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Lễ vật cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền Thượng

Tương truyền vào thời nhà Nguyễn, lễ vật trong nghi thức tế lễ Hùng Vương gồm có heo, bò và dê. Trên tấm bia đá tại đền Thượng cũng đề cập đến những lễ vật tương tự. Về sau, việc dâng lễ được cải biên một phần nhưng cơ bản vẫn giữ được ý nghĩa chung của lễ vật dâng cúng trong mùng 10/3 Âm lịch.

Theo hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 của Bộ Văn hóa, lễ vật dâng cúng trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương cần phải có:

– 18 cái bánh giầy

– 18 cái bánh chưng

– Hương, hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả

Trong đó, con số 18 đại diện cho 18 đời Vua Hùng đã có công xây dựng và giữ gìn đất nước. Còn theo quan niệm dân gian, hai loại bánh chưng bánh giầy ẩn chứa ý nghĩa lịch sử vô cùng đặc biệt. Theo truyền thuyết, bánh giầy có hình tròn, thuộc hệ dương, không có góc cạnh, hình khối cụ thể, có thể giãn nở mọi phía, tượng trưng cho trời nên có màu trắng và không nhân. Trong khi đó, bánh chưng có hình vuông, thuộc hệ âm, có góc cạnh, hình khối cụ thể, tượng trưng cho đất đai, hoa cỏ, cây cối nên có màu xanh, bên trong có nhân thịt và đậu xanh đãi vỏ. Sự đối lập giữa âm và dương, trời và đất, vuông và tròn nói lên biết bao điều tốt đẹp của dân tộc, đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, tình nghĩa vợ chồng son sắc, đó là công ơn sinh thành, dưỡng dục lớn lao của cha mẹ.

Bên cạnh đó, theo tín ngưỡng phồn thực và triết lý “Nõ – Nường – Chày – Cối – Chưng – Giầy”, hai hình ảnh trên còn biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở. Theo đó, bánh chưng biểu tượng cho cha Lạc Long Quân, bánh giầy biểu tượng cho mẹ Âu Cơ. Lạc Long Quân và Âu Cơ chính là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.

Ngoài những lễ vật nêu trên, mâm cúng trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương ở các địa phương còn có xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, gà trống thiến luộc, thịt bò, thịt dê và thịt heo đen.

Lễ vật cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà

Lễ vật thờ cúng dịp Giỗ Tổ có lễ chay và lễ mặn, tùy theo ý muốn và điều kiện của gia chủ. Mỗi vùng miền có thể sẽ có một cách thức chuẩn bị, bày trí mâm cơm cúng theo phong tục riêng biệt nhưng ý nghĩa của mâm cơm cúng tổ tiên bao đời vẫn vậy, ngàn năm chưa từng đổi thay.

Mâm cơm cúng Vua tổ cần có những món cơ bản là: Bánh chưng, bánh giầy và cơm tẻ. Món bánh chưng, bánh giầy là 2 sản vật thời kỳ Hùng Vương tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Cơm tẻ bắt nguồn từ truyền thuyết Vua Hùng dạy dân cấy lúa mà ra, là lương thực hàng ngày. Trong mâm cỗ cúng không chỉ có nếp, mà còn có tẻ, âm dương đầy đủ sẽ đại diện cho sự sinh sôi. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn với 4 bát cơm đặt 4 góc mâm, tượng trưng cho trời đất vũ trụ, mà con người dù ở cõi âm hay dương đều có cuộc sống trong đó.

Ngoài ra, hương, hoa, trầu cau, muối gạo và 1 ly nước sạch cũng là những thứ không thể thiếu trên mâm lễ. 

Đối với mâm lễ mặn, gia chủ đừng quên chuẩn bị sẵn rượu lễ dâng hương. Để giúp các khách hàng nhà Núi Tản chuẩn bị được mâm cơm cúng tươm tất, chúng tôi giới thiệu đến bạn các sản phẩm mang tinh hoa, văn hoá của người Việt.

Với nguyên liệu từ những trái mơ xanh trồng tại trang trại dưới chân Núi Tản, Ba Vì cùng văn hóa, lịch sử tại mảnh đất này đã đúc kết ra hương vị đặc trưng của rượu Mơ Mật Ong, rượu Mơ Sâm, rượu Mơ Brandy. Dâng rượu lên mâm cúng trong ngày lễ này không chỉ mang ý nghĩa là dâng lên tổ tiên một thức uống ngon mà còn ẩn chứa về việc con cháu luôn ghi nhớ những giá trị truyền thống của các thế hệ trước. 

Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, bạn đã chuẩn bị được những lễ vật gì để dâng lên Vua Hùng hay tổ tiên rồi, chia sẻ cùng Núi Tản nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *