Các loại trái cây tự nhiên thường chứa nhiều đường và được xem là nguồn cung cấp chính để ngâm ủ rượu. Từ lâu, con người đã lựa chọn các loại trái cây phù hợp để ủ thành rượu, tạo ra những thức uống đặc biệt và thơm ngon. Mỗi loại trái cây sẽ mang đến những hương vị và cấu trúc độc đáo cho rượu. Dưới đây là top 5 loại trái cây được xem là lý tưởng để ủ ra những chai rượu ngon nhất.

1. Nho

Nho luôn được xem là loại trái cây hàng đầu khi nói đến việc ủ rượu. Rượu nho, đặc biệt là rượu vang, đã đóng vai trò quan trọng trong văn hóa rượu trên toàn thế giới suốt hàng ngàn năm lịch sử. Trong quá trình phát triển lâu dài này, con người đã tích lũy và truyền đạt nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất rượu từ nho, tạo nên những chai rượu thượng hạng với hương vị đặc trưng.

Có rất nhiều loại nho được sử dụng để làm rượu. Mỗi loại nho đều có nhiều đặc tính hoàn hảo để tạo nên những chai rượu thơm ngon:

– Hàm lượng đường lớn: Nho có hàm lượng đường Fructose và Glucose rất cao so với các loại trái cây khác. Các loại đường này là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình lên men tạo rượu.

– Nước ép nho có lượng Acid và độ pH tối ưu: Quả nho chứa lượng Acid Tartaric khoảng 1% và có độ pH từ 3,1 – 3,7. Những đặc tính này giúp nho tạo ra hương vị thơm ngon với kết cấu rượu ổn định, mượt mà. Độ Acid cao cũng giúp rượu làm từ nho có thể bảo quản lâu dài mà không bị hỏng.

– Chứa những hợp chất như Tannin, Anthocyanin và Flavonoid: Các chất này tạo ra những điểm đặc trưng về hương vị, màu sắc của rượu làm từ nho, giúp cho rượu nho trở nên đặc biệt so với các loại rượu làm từ trái cây hay ngũ cốc khác. Ngoài ra, đây cũng là những chất bảo quản tự nhiên giúp rượu nho không bị tác động từ môi trường.

– Có lớp men tự nhiên: Vỏ nho có một lớp nấm men tự nhiên. Nhờ lớp men này, nho có thể lên men một cách tự nhiên mà không cần phải bổ sung thêm nấm men từ bên ngoài, giúp cho quá trình sản xuất trở nên dễ dàng và có hiệu suất cao hơn.

– Dễ trồng trọt: Nho là loại cây tương đối dễ trồng, năng suất cao và có thể thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau từ châu Âu đến châu Á,…

Với sự đa dạng về nguồn nguyên liệu, rượu nho thường mang đến hương vị phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào loại nho và điều kiện sản xuất, rượu nho có thể có hương vị từ ngọt ngào và thơm mùi hoa quả chín đến vị chua chát nhẹ nhàng nhưng không kém phần lôi cuốn. Màu sắc của rượu cũng đa dạng, từ màu vàng lục nhạt đến nâu đỏ, hồng, tím đỏ hoặc thậm chí là màu xanh đen, phụ thuộc vào loại nho và quy trình sản xuất. Hơn nữa, rượu từ nho được trồng ở những vùng khí hậu ấm áp thường có hậu vị ngọt hơn so với những loại từ vùng khí hậu mát mẻ.

Khi sản xuất rượu nho, người ta có thể để nước ép nho tự lên men bằng lớp nấm men có sẵn trên vỏ nho hoặc bổ sung thêm nấm men để quá trình lên men diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, các loại rượu nho phổ biến nhất thường được ủ kéo dài nhiều năm trong các thùng gỗ sồi để tạo ra hương vị phức tạp và độc đáo hơn.  

* Một số loại rượu nổi tiếng được làm từ nho:

– Rượu vang

– Rượu Brandy (Cognac)

– Rượu Champagne

Cũng như Brandy, các loại rượu mạnh khác cũng ưa chuộng sử dụng nho để ủ rượu. Để hiểu rõ hơn cách nho được chế biến thành các chai rượu hảo hạng, bạn có thể  khám phá chi tiết quy trình sản xuất rượu mạnh.

2. Táo

Táo là nguyên liệu ủ rượu rất phổ biến ở các vùng trồng táo xứ lạnh phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác. Tại châu Á, rượu táo phổ biến nhất tại Nhật Bản với tên gọi là “ringo-haku”.

Khác với nho, táo có kết cấu dày xốp và có hàm lượng đường ít hơn. Tuy nhiên, táo vẫn có lượng đường đủ để lên men rượu và nhiều đặc tính tuyệt vời khác:

– Đường trong táo chủ yếu là đường Fructose: Đường Fructose giúp táo khi ủ rượu có mùi vị thơm nồng và ít ngọt hơn.

– Táo chứa nhiều Tanin: Tannin là thành phần quan trọng tạo nên độ chát nhẹ và kết cấu cân bằng cho rượu.

– Độ Acid trong táo cao: Táo có độ Acid khá cao, giúp tạo ra vị chua thanh đặc trưng cho rượu táo. Độ Acid này còn giúp bảo quản rượu táo khỏi vi khuẩn, nấm mốc và ảnh hưởng đến tốc độ lên men rượu.

– Cây táo dễ trồng: Cây táo cho năng suất cao và hương vị thơm ngon tại những vùng có khí hậu lạnh.

– Rượu táo dễ làm tại nhà: Rượu táo khá dễ làm tại nhà, ít gây say và có thể bảo quản được khá lâu.

Rượu táo có thể gây lo ngại với nhiều người vì hàm lượng đường và Calories cao. Tuy nhiên, với hương vị đặc trưng, rượu táo vẫn thu hút sự yêu thích: vị ngọt dịu kết hợp với chút chua thanh và vị chát nhẹ, cùng với hương táo tươi và mùi hoa cỏ. Nhiều phương pháp ủ rượu táo trong gỗ sồi còn tạo ra hương caramel và mùi gỗ, tạo nên vị chát hấp dẫn người uống.

Quy trình sản xuất rượu táo cũng rất đa dạng. Rượu táo có thể được đóng chai ngay sau khi chưng cất hoặc được ủ thêm trong thời gian ngắn (khoảng 6 tháng đến 2 năm) để đạt được hương vị phức tạp tối ưu.

* Một số loại rượu nổi tiếng được làm từ táo:

– Rượu Brandy Táo

– Rượu Táo Cider

3. Cherry (Quả anh đào)

Quả cherry có giá thành khá cao và khó trồng. Bởi vậy, rượu được ủ từ quả cherry ít được phổ biến rộng rãi và chỉ xuất hiện ở những vùng trồng cherry như Tây Âu, Bắc Mỹ và khu vực Balkan.

Những đặc tính của quả cherry giúp chúng được dùng để ủ rượu:

– Cherry khá giàu đường: Quả cherry khi chín chứa nhiều đường và có độ ngọt thanh dễ chịu nên có thể đem đi ủ rượu.

– Độ chua của quả cherry: Quả cherry có độ chua tự nhiên rất dễ chịu. Khi ủ rượu, độ chua này giúp cân bằng hương vị và làm nổi bật các đặc tính khác của rượu cherry.

– Hương thơm đặc trưng: Quả cherry có hương thơm nhẹ nhàng nhưng rất đặc trưng, tạo nên mùi hương ngọt ngào nồng nàn và độc đáo của rượu cherry.

– Màu sắc quả cherry: Quả cherry có màu đỏ tự nhiên, khi dùng cherry để ủ rượu, rượu cherry thu được sẽ có màu đỏ ruby rất đẹp mắt.

Những đặc tính này đã tạo nên những giọt rượu cherry có kết cấu mượt mà, màu sắc tuyệt đẹp với hương vị ngọt ngào, thơm mùi quả cherry tươi và một chút vị trái cây chua. Ngoài ra, quả cherry chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên dùng rượu cherry cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và não bộ.

Để tạo ra hương vị rượu cherry đặc trưng này, quy trình sản xuất nên loại rượu này cũng có đôi phần khác biệt:

– Hạt cherry có thể được được giữ lại hoặc loại bỏ trong quá trình lên men. Giữ lại hạt sẽ giúp rượu cherry thành phẩm có thêm vị chát nhẹ.

– Có thể thêm đường, nước ép trái cây khác vào dịch nước ép cherry để đảm bảo hiệu quả lên men.

– Quá trình lên men rượu cherry thường diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn so với rượu vang nho.

* Một số loại rượu nổi tiếng làm từ quả Cherry:

– Rượu Brandy Cherry

– Rượu mùi Maraschino (Cherry Liqueur)

– Rượu Kirschwasser (rượu cherry truyền thống của Đức)

Khi sử dụng các loại rượu ủ trái cây như cherry, táo và nho sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần. Ngoài 3 loại trái cây được Núi Tản kể tên bên trên, chúng ta còn biết đến nhiều loại quả có hương vị đặc biệt, phù hợp để ngâm ủ rượu. Tìm hiểu tên những loại quả đó trong phần 2 của tại đây bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *