“Giao tiếp là một nghệ thuật và người giao tiếp là một nghệ sĩ”. Đây là câu nói phù hợp ngay cả khi ở trên bàn nhậu.
Văn hóa uống rượu bia của người dân Việt Nam đã có từ xa xưa, vì thế mà cách giao tiếp trên bàn nhậu được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong các buổi gặp mặt, hội họp. Nó thể hiện tích cách, phong thái, và bản lĩnh của mỗi người nói riêng. Nghệ thuật này cần cho tất cả mọi người, đề bất cứ ai khi uống bia rượu đều biết cách uống, cách mời, cách từ chối bia rượu khéo léo. Nắm chắc được nghệ thuật giao tiếp giúp bạn thành công hơn cũng như đạt được mục đích của mình, góp phần chiếm được thiện cảm, sự tôn trọng, quý mến của người cùng uống.
Giao tiếp trên bàn nhậu là một kỹ năng quan trọng
Nghệ thuật tiếp khách trên bàn tiệc bao gồm nhiều yếu tố như : cách nâng ly, cách mời rượu, cách giao tiếp khi uống rượu,..trong đó bao gồm cả nghệ thuật từ chối uống rượu. Cách từ chối uống rượu bia khi được mời cũng rất quan trọng, nếu không khéo léo bạn rất dễ làm mất lòng người mời.
Các lưu ý khi mời rượu
Mời rượu sếp hay mời uống rượu với những người cùng bàn có nhiều phương thức khác nhau. Tùy vào từng thời điểm bạn nên áp dụng cho phù hợp với ngữ cảnh và văn hóa ứng xử của mỗi vùng miền.
– Khi vào bàn tiệc nếu bạn là người nhỏ tuổi nhất
– Nên chuẩn bị bát đũa, chén cho những người lớn tuổi hơn
– Luôn là người rót rượu cho người lớn tuổi hơn mình
– Khi nâng ly nên dùng 2 tay nâng
– Khi chạm chén nên để chén mình thấp hơn chén người lớn tuổi
– Khi vào bàn tiệc với đối tác và sếp
– Khi nâng ly nên dùng 2 tay để tỏ sự tôn trọng
– Khi chạm chén với đối tác thì để ly rượu cao bằng nhau ( thể hiện sự ngang bằng trong làm ăn, không lép vế ) Khi nâng ly với sếp nên để ly thấp hơn (thể hiện địa vị và cấp bậc)
– Khi rót rượu bia cho sếp nên rót vơi, không rót đầy nhưng lưu ý không vơi quá so với người cùng uống. Trong những hoàn cảnh thích hợp nên “ đỡ” rượu hộ sếp, thay mặt sếp mời các đối tác
– Không nên đề cập đến chuyện làm ăn ngay khi đối tác chưa “bật đèn xanh“
– Nên nói về những chuyện vui, chủ đề hài hước, sở thích hay vấn đề mà đối tác quan tâm, hiểu biết nhiều
– Nên chủ động mời rượu khi bạn còn tỉnh táo để mỗi lời nói ra không bị “hớ”
Ngoài ra, điều quan trọng hơn cả là bạn phải chú ý lời nói của mình. Các cụ có câu “lời mời cao hơn mâm cỗ” vì vậy mỗi lời bạn nói khi mời rượu sếp, khi tiếp rượu hay từ chối uống cũng phải làm sao để người nghe cảm thấy hài lòng. Tránh những lời nói đả kích, thiếu tôn trọng hay thách thức người cùng uống.
Một số lời mời uống rượu hay bạn có thể tham khảo
– Nâng ly vì thành công của dự án này, vì món mới, vì tình anh em, vì sinh nhật, vì lý do của buổi nhậu…
– Có chén rượu em xin chúc sếp, anh, chị… sức khỏe thành công (chúc gì mà người bạn chúc chưa có hoặc đang mong muốn)
– Khi trên bàn nhậu có nhiều người, nếu muốn uống riêng với ai thì nên nói : Xin phép (những người cùng ngồi) em xin uống riêng với (người bạn mời) chén rượu… Còn rất nhiều lời nói hay khác, bạn có thể áp dụng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh khác nhau
Với Nghệ thuật giao tiếp trên bàn nhậu với Sếp, bạn bè, đối tác trên đây, Núi Tản hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghệ thuật tiếp rượu, uống rượu và từ chối bia rượu.