Là đất nước đa dân tộc, đa văn hóa, vì thế Việt Nam sở hữu vô vàn món ăn, thức uống và rượu cũng không phải ngoại lệ. Mỗi vùng đất địa lí sẽ có những đặc sản riêng để làm ra loại rượu đặc trưng riêng. Trong đó có 10 loại rượu được đánh giá là “quốc hồn quốc túy”, nếu đã uống qua, chắc chắn không thể nào quên. Cùng Núi Tản điểm qua 10 loại rượu đó là gì mà khiến con người ta mê đắm như vậy nhé!
- Rượu mẫu Sơn (Lạng Sơn)
Đề cập đến những đặc sản rượu nổi tiếng của Việt Nam, không thể không kể đến rượu mẫu Sơn – biểu tượng của sự tinh tế và độc đáo. Xuất phát từ vùng Tây Bắc, rượu mẫu Sơn được chế biến bởi những bàn tay tài năng của người dân tộc Dao, nơi có độ cao khoảng 800 – 1000m so với mực nước biển. Phương pháp chưng cất này, được truyền đời này qua đời khác, tạo nên một loại thức uống gây ấn tượng mạnh mẽ.
Quá trình chưng cất rượu mẫu Sơn không chỉ sử dụng nguyên liệu chính là gạo và nước suối mà còn đặc trưng bởi việc sử dụng men nấu rượu đặc biệt. Men nấu rượu này được lấy từ những thảo quý mọc trong rừng, không chỉ mang lại hương vị đặc sắc mà còn được truyền thống là có tác dụng chữa bệnh. Rượu mẫu Sơn, với hương vị nhẹ nhàng, mềm mại và đậm đà, thật sự là biểu tượng của vùng đất xứ Lạng tươi đẹp.
- Rượu mơ Núi Tản
Rượu Mơ Núi Tản sử dụng 100% mơ tươi trồng tại trang trại dưới chân núi Tản Ba Vì. Tại đây, mỗi quả mơ rừng đều được chăm sóc trong môi trường lý tưởng, không khí trong lành và đất đai màu mỡ. Quá trình phát triển độc đáo kết hợp với phương pháp lên men tự nhiên, sử dụng mật ong và nước khoáng trong khoảng 12-18 tháng, là yếu tố quyết định tạo nên hương thơm đặc trưng cho loại rượu này. Mùi hương của đất và nước, kết hợp với vị ngọt của mật ong và vị cay nồng của trái mơ xanh, tất cả hòa quyện tạo ra hương vị đậm đà, thơm ngon. Rượu Mơ Núi Tản không chỉ là thức uống độc đáo đánh thức vị giác, mà còn là “liều thuốc” làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện giấc ngủ cho người dùng.
Không những được tạo ra từ nguyên liệu thiên nhiên mà Rượu mơ Núi Tản còn chứa đựng những giá trị văn hoá tâm linh từ lời ru của Thánh mẫu Cửu Trùng Thiên trên đỉnh mẹ, từ lời ca chiến thắng của Vua Hùng trên đỉnh cha và từ bản thiên tình ca của Sơn Tinh và công chúa Ngọc Hoa trên đỉnh con, ba đỉnh núi huyền thoại hợp thành. Có lẽ vì vậy mà đây được gọi là tinh hoa trong tinh hoa của người Việt.
- Rượu làng Vân (Bắc Giang)
Xếp sau rượu mẫu Sơn là rượu làng Vân nổi tiếng gần xa bởi thứ nước uống trong vắt, đẹp như nắng mùa hạ chỉ cần lắc nhẹ là thấy sử tăm. Đối với những người sành rượu thì chỉ cần nhìn vào là biết nồng độ rượu bao nhiêu và uống ngon hay không. Theo sử sách, loại rượu này ra đời từ 1703 vào đời vua Lê Hy Tông và được đích thân vua phong là “ Vân Hương Mỹ Tự”.
Rượu làng Vân được nấu từ hạt gạo nếp cái hoa vàng, trồng trên cách đồng của làng Vân Xá, xã Vân Hà, huyện Việt Yên. Ủ bằng loại men gia truyền làm bằng các loại thuốc Bắc, sau 72h thì đem đi chưng cất và cho ra mắt một loại rượu nổi tiếng khắp nước ta.
- Rượu Kim Sơn (Ninh Bình)
Rượu Kim Sơn, một loại đặc sản rượu nổi tiếng không chỉ địa phương mà còn trên toàn quốc, là điểm không thể bỏ qua đối với những người yêu thưởng thức rượu. Được chưng cất từ gạo nếp và men thuốc bắc, loại rượu này không chỉ mang đậm đặc bản sắc văn hóa Ninh Bình mà còn kết hợp sự hài hòa giữa nguồn nước từ giếng khơi tự nhiên và bí quyết sản xuất truyền thống của cộng đồng người dân Kim Sơn.
Điểm đặc trưng của rượu Kim Sơn là nồng độ cực kỳ cao, với độ trong suốt và bọt rượu to đến mức nào thì độ rượu càng cao. Hương thơm đặc trưng của loại rượu này là một điểm thu hút lớn đối với những người trải nghiệm.
- Rượu Bàu Đá (Bình Định)
Là một đặc sản rượu truyền thống của Bình Định, rượu Bàu Đá nổi tiếng từ rất lâu. Theo tương truyền thì từ thế kỷ trước, người dân nghèo ở Gò Cù Lâm, thôn Bàu Đá trong quá trình tìm kế sinh nhai đã thử nấu rượu và sử dụng nguồn nước rỉ từ bàu đá thôn Bàu Đá. Vậy mà lại cho ra lò những mẻ rượu thơm và ngon, quyến rũ lòng người. Từ đó trở đi, rượu Bàu Đá trở thành thức uống ngon và tốt cho sức khỏe còn được xem là “ngự tửu” để dâng vua.
- Rượu Gò Đen (Long An)
Rượu Gò Đen là tên của một loại rượu trắng nổi tiếng được nấu theo phương pháp cổ truyền, ở Gò An, Bến Lức, tỉnh Long An. Loại rượu được nấu đặc biệt bằng chính những loại nếp được trồng tại địa phương như: nếp mỡ, nếp hương, nếp than, nếp thổ địa…. So với các loại rượu khác thì loại rượu này có nồng độ cao hơn, có khi lên đến 50 độ cồn. Và đặc biệt, hạt nếp nấu rượu phải có hạt tròn, mẩy, trắng đục và có hương thơm, nếp nấu vừa nở là có thể nấu rượu, tránh quá nhão hoặc khét. Với những chai rượu Gò Đèn, bạn sẽ lại có thêm một thức uống mới để thưởng thức.
- Rượu nếp cái hoa vàng Ông Đường (Hà Nội)
Rượu nếp cái hoa vàng Ông Đường là cái tên mà những người sành rượu không thể bỏ qua khi mua sắm rượu, có nguồn gốc từ gia đình Ông Đường ở Đội 7, thôn Thượng, Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội. Với hơn mấy chục năm kinh nghiệm trong nghề làm rượu truyền thống đa cho ra mắt rượu nếp cái hoa vàng, thứ rượu có mùi thơm nồng, vị ngọt và rất dễ uống, không có cảm giác đau đầu như các loại rượu khác.
- Rượu Phú Lễ (Bến Tre)
Phú lễ được biết đến nhiều nhất hiện nay nhờ một sản vật nổi tiếng từ rất lâu, đó là rượu Phú Lễ, một thứ rượu có hương vị nồng nàn, đậm và thơm ngon nhưng không gây nhức đầu cho người uống. Quy trình làm rượu Phú Lễ cũng giống như các nơi khác và cũng có bí quyết riêng tạo nên hương vị đặc trưng. Và theo ghi nhận của chúng tôi, để tạo nên những chai rượu nếp Phú Lễ ngon chính là nhờ 3 yếu tố: men, nước giếng của vùng, nếp trồng tại vùng này.
- Rượu vang Đà Lạt (Lâm Đồng)
Thứ thức uống du nhập từ Phương Tây này, nhanh chóng trở thành đặc sản của vùng đất Lâm Đồng. Rượu vang được chiết xuất từ trái cây tươi mà phổ biến là: nho, mận, dâu tằm……Đặc biệt, dâu tằm làm rượu không giống với dâu trồng để nuôi tằm, thay vì nhiều lá, loại dâu này rất nhiều trái và những trái dâu chín thường có màu đen thẫm, cuốn lại. Sử dụng rượu dâu tằm sẽ giúp cho cơ thể ấm, giúp chống lại khí lạnh của Đà Lạt, dần dần nó trở thành thứ thức uống truyền thống của nước ta.
- Rượu sim Phú Quốc (Kiên Giang)
Nhắc đến Phú Quốc, người ta thường nhớ ngay đến những danh lam, thắng cảnh đẹp say đắm lòng cùng thương hiệu nước mắm nổi tiếng. Bên cạnh đó, vùng đất này vẫn còn một đặc sản nổi tiếng là rượu sim Phú Quốc.
Rượu vang sim có vị rất đặc trưng: thơm nồng, chát chát và ngọt thanh…màu sắc đa dạng như: màu tím, màu đỏ…đem đến nhiều lựa chọn cho thực khách. Hơn nữa, rượu sim Phú Quốc không đơn giản chỉ là một loại rượu để nhâm nhi mà còn là loại rượu thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt đối với chị em. Với những đặc tính này, rượu vang sim trở thành một đặc sản của hòn đảo xinh đẹp Phú Quốc.
Với 10 loại rượu được đánh giá là quốc hồn quốc túy của Việt Nam, hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình một loại rượu phù hợp nhất cho gia đình và có thể thiếp đãi những người bạn của mình khi đến chơi nhà.